Teams

Vụ việc bé trai 14 tuổi nghi đầu độc chết cha v xổ thử miền nam hôm nay

【xổ thử miền nam hôm nay】Vì đâu trẻ em gây án mạng?

Vụ việc bé trai 14 tuổi nghi đầu độc chết cha và bà nội ở Tiền Giang đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Sự quan tâm không chỉ bởi hậu quả của vụ án mạng mà còn đến từ những trăn trở phía sau.

Vì sao một đứa trẻ lại xuống tay với những người ruột thịt của mình?ìđâutrẻemgâyánmạxổ thử miền nam hôm nay Làm gì để không xảy ra những tình huống tương tự?

Vì đâu mà trẻ em gây án mạng? - Ảnh 1.

Căn nhà xảy ra vụ án mạng gây chấn động dư luận tại Tiền Giang

BẮC BÌNH

"Thủ phạm giấu mặt" mang tên đạo đức

Theo thượng tá Đào Trung Hiếu, tiến sĩ tội phạm học, việc trẻ em gây án mạng, thậm chí sát hại người thân, cho thấy những điều bất thường đang nảy sinh trong xã hội.

Các vụ án mà trẻ em là thủ phạm thường xuất phát từ việc trẻ muốn giải tỏa bức xúc tâm lý tại thời điểm gây án, hoặc ức chế tích tụ lâu ngày, cũng có thể do chịu sự tác động của hội chứng rối loạn tâm lý tuổi mới lớn.

Ở độ tuổi này, cái mới (sự chín chắn, trưởng thành) bắt đầu định hình, trong khi cái cũ (tâm lý tuổi thơ) đang mất đi nhưng chưa chấm dứt, khiến trẻ chênh chao, dao động. Nếu gặp tác động bất lợi từ môi trường sống, trẻ không biết ứng xử ra sao. Giả sử đã tiếp cận quá nhiều với phim ảnh, trò chơi bạo lực, trẻ rất dễ hành động theo những gì nhìn thấy, nghe thấy.

Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa cần được nhìn nhận thấu đáo, đó là đạo đức lối sống ngày càng xuống cấp. Sự xuống cấp thể hiện qua việc nhân cách của trẻ chứa đựng những đặc điểm tiêu cực, ví dụ như thái độ hỗn hào, coi thường các giá trị chuẩn mực đạo đức, thói quen sống phóng túng, ích kỷ, hưởng thụ, tuyệt đối hóa lợi ích cá nhân, đòi hỏi vô lối…

Với một nhân cách chứa đựng những phẩm chất lệch lạc như trên, khi gặp phải các tình huống không như ý, trẻ dễ cảm thấy bị tổn thương, kích động. Cảm xúc tiêu cực đó nhanh chóng "leo thang", biến thành cơn giận dữ. Trẻ sẽ có nhu cầu giải tỏa bức xúc bằng các biện pháp bạo lực, gây hại cho đối tượng được cho là nguyên nhân dẫn đến ức chế của mình, mà không suy nghĩ nhiều đến hậu quả.

Cha mẹ là nhân, con cái là quả

Vì đâu mà trẻ trở nên tiêu cực, thậm chí gây án mạng như vậy? Thượng tá Đào Trung Hiếu cho rằng, những lệch lạc trong nhân cách trẻ không phải tự nhiên mà có, đó là kết quả của quá trình chịu tác động bất lợi từ môi trường gia đình, nhà trường và xã hội.

Giới trẻ đang bị bủa vây từ trò chơi bạo lực, ấn phẩm phản văn hóa trên không gian mạng và phim ảnh. Nhiều trường hợp, câu chuyện bạo lực mà trẻ tiếp cận trên phim ảnh, mạng xã hội trở thành khuôn mẫu ứng xử, nảy sinh hội chứng bắt chước.

Vì đâu mà trẻ em gây án mạng? - Ảnh 2.

Thượng tá, tiến sĩ Đào Trung Hiếu

PHÚC BÌNH


Môi trường gia đình hiện nay cũng có quá nhiều vấn đề tác động đến trẻ. Do áp lực cuộc sống, nhiều cha mẹ không có thời gian quan tâm đến con, sợi dây liên kết giữa các thành viên trong gia đình trở lỏng lẻo; hay như việc tỷ lệ ly hôn ngày càng cao. Trong hoàn cảnh ấy, trẻ lớn lên mà thiếu vắng sự bảo ban, quan tâm,uốn nắn kịp thời từ người lớn.

Chưa kể, có gia đình thiếu hòa khí, cha mẹ thường xuyên cãi cọ, đánh nhau; hoặc giáo dục con bằng bạo lực, ép học hành quá mức để đạt thành tích cao…, rất để lại những vết hằn trong tâm lý của trẻ.

"Cha mẹ là nhân, con cái là quả. Trẻ ở các gia đình như vậy sẽ có xu hướng dùng bạo lực giải quyết các bức xúc tâm lý theo đúng cách mà chúng nhìn thấy ở cha mẹ mình", vị tiến sĩ phân tích.

Ngoài ra, khi không được chăm sóc, giáo dục đúng cách, trẻ rất dễ nảy sinh cảm giác thất vọng về gia đình, về cha mẹ, dẫn tới chán ghét, thậm chí căm thù người sinh thành ra mình. Từ đây, trẻ sẽ tìm niềm vui từ bên ngoài, tìm những người cùng cảnh ngộ để được "vuốt ve cái tôi bản ngã".

Trường hợp bị rủ rê, lôi cuốn vào các nhóm xã hội tiêu cực đầy rẫy trên mạng xã hội, trẻ rất khó để phân định đúng sai, rồi trượt dốc, thoái hoá.

Dạy cả nhân cách chứ đừng chăm chăm nhồi nhét kiến thức

Để phòng ngừa, ngăn chặn hiện tượng trẻ hóa tội phạm, thượng tá Đào Trung Hiếu nhận định giải pháp căn cơ nhất là giáo dục. Triết lý giáo dục cần thay đổi, hướng đến việc bồi dưỡng nhân cách thay vì chăm chăm nhồi nhét kiến thức.

"Nếu thiếu vắng đi việc dạy làm người, sản phẩm đầu ra sẽ chỉ là những con rô bốt", ông Hiếu nói.

Theo vị tiến sĩ, về đạo đức, cần dạy trẻ sự vị tha bằng các bài học đạo đức, bằng gương sáng vĩ nhân, những anh hùng dân tộc, người có đóng góp lớn… Trẻ được bồi dưỡng về lòng vị tha sẽ từng bước nhận diện được và kiểm soát "độc tố" trong tâm hồn.

Về trí tuệ, trẻ cần được dạy tư duy nhân quả và tư duy đa chiều trước mọi vấn đề trong cuộc sống. Về nghị lực, trẻ cần được trau dồi các phẩm chất như nhẫn (sự kiên trì, chịu đựng áp lực cuộc sống), dũng (sự mạnh mẽ, dám nghĩ dám làm, dám bảo vệ lẽ phải, điều thiện, sự công bằng), tĩnh (sự bình tĩnh, kiềm chế trước những sự bất như ý, kiểm soát được cảm xúc, các quá trình tâm lý của bản thân).

Đặc biệt, giáo dục, dạy dỗ trẻ không chỉ bằng giáo huấn mà bản thân người lớn phải nêu gương từ hành động của chính mình.

Gia đình, nhà trường và xã hội cần tạo cho trẻ môi trường thuận lợi để phát triển nhân cách tích cực, tiến bộ, nhân văn; cần phát huy truyền thống đạo đức của gia đình Việt Nam, duy trì gia phong, gia đạo, ông bà cha mẹ gương mẫu, con cháu thảo hiền…

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap